Điện thoại hỗ trợ:
0876 21 8668

Chuối hột rừng - vị thuốc nhiều công dụng

Ngày đăng: 31-12-2021 09:01:22

1. Giới thiệu về cây chuối hột rừng

 Đối với người thành phố cây chuối hột rừng còn khá lạ lẫm nhưng với những người ở nông thôn vùng sâu vùng xa lại chẳng xa lạ gì. Là ''tổ tiên'' của chuối nhà, và chỉ mọc và phát triển ở trong rừng, chuối hột rừng rất khó sống khi được đào về vườn nhà trồng vì vậy các sản phẩm từ chuối hột rừng rất an toàn với người sử dụng.

 Cây khá giống với chuối nhà, dạng thân giả cao 2,5-3,5 mét, lá có phấn dài, cuống là to ở giũa lá, dưới có gân nhỏ, hoa chuối mọc ở ngọn có cuống to chúc xuống dưới (có giống hoa mọc thẳng lên trời) màu đổ đô có mo xen kẽ giữa các nải hoa. Quả  to bằng ngón tay cái dài từ 5-7cm, lúc non vở quả màu xanh, chín có màu vàng, bên trong có rất nhiều hạt xen lẫn thịt quả, hạt màu đen khá cứng vi hơi chát, thịt chuối chín ăn ngọt lịm.

2. Vị thuốc nhiều công dụng

1. Quả chuối hột rừng

 Quả chuối hột rừng là phần có giá trị nhất, có thể ăn được vị ngọt lịm nhưng nhiều hạt nên người ta thường sử dụng làm thuốc hơn là ăn.

 Sau khi khai thác từ rừng về đem ủ chín, lột vỏ phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô, loại quả xanh có thể thái lát mỏng cả vỏ đem phơi khô dùng làm thuốc, hoặc sắc nước uống.

Quả chuối hột rừng

Quả chuối hột rừng phơi khô

 Quả chuối còn xanh hạt non thái lát mỏng ăn chung với các món nộm, gỏi cá giúp giảm tanh, tròng tiêu chảy

- Trị sỏi bàng quang: quả chuối hột còn xanh thái mỏng để cả vỏ, phơi khô, sao vàng, hạ thổ trong vài ngày, mỗi lần dùng 50-60 gam đun với 400 nước uống trong 2 lần sau khi ăn no, có thể dùng hãm nước như pha trà uống.

- Trị trẻ em táo bón: dùng 1-2 quả chuối chín đem vùi vào bếp lửa, khi vỏ quả ngả màu đen, ruột chín nhũn lấy ra để nguội, cho trẻ em ăn khoảng 15 phút sau có thể tiêu táo bón.

- Trị bệnh thông phong (bệnh gút): quả chuối hột 3 gam, củ ráy 3 gam, tỳ giải 2 gam, mướp đắng 1 gam. Sao vàng hạ thổ đóng gói 10 gam/ gói, pha nước đun sôi dùng ngày 2-3 gói, không cho thêm đường.

- Trị hắc lào: Dùng quả chuối còn xanh tươi cắt đôi bôi trực tiếp vào vùng da bệnh, dùng lúc sáng xớm hoặc trước lúc ngủ, Nam dùng 9 lần, nữ dùng 7 lần là khỏi.

- Trị viêm loét dạ dày: dùng quả xanh còn vỏ thái lát mỏng phơi khô, tán nhỏ thành bột mịn đem chế nước uống hằng ngày rất hiệu quả.

2. Hạt chuối hột rừng

 Cách lấy hạt chuối hột rừng rất kỳ công, phải để chuối thật chín mới dễ lấy được, hạt đem sao khô lên đến lúc có mùi thơm nhẹ, dùng ngâm rượu hoặc tán bột mịn sắc nước uống hằng ngày.

- Giảm đau lưng, nhức mỏi chân tay, giảm đau, thấp khớp: dùng 200 gam hạt đã sao thơm, giã nát đem ngâm với 1 lít rượu 37-43 độ, ngâm trong 10 ngày là dùng được (ngâm càng lâu càng tốt). Ngày dùng 3 ly nhỏ sau bữa trưa hoặc tối.

- Trị sỏi thận, sỏi bàng quang: dùng hạt chuối rang giòn, giã nát tán thành bột mịn, mỗi ngày dùng 2 thìa chế nước sôi pha trà uống, uống liên tục trong 30 ngày hiệu quả rát tốt.

3. Vỏ quả chuối hột rừng

- Trị đau bụng, tiêu chảy: lột vỏ quả chuối đã chín vàng phơi khô, dùng 4-5 gam hãm nước sôi ngày dùng 2 lần.

- Trị kiết lị: vỏ quả chuối, rễ cây tầm xọng, vỏ quả lựu, rễ tầm xuân mỗi thứ 20 gam, búp ổi 10 gam đem phơi khô rồi sắc nước uống.

4. Lá chuối hột rừng

- Trị băng huyết, nôn ra máu: lá chuối hột rừng phơi khô 10 gam, mốc cây cau 20 gam, tinh tre 20 gam, tất cả dốt tồn tinh, tán nhỏ hòa với nước uống.

- Mát phổi, bổ phổi, tiêu độc: hoa chuối sắc nước uống rất tốt.

5. Thân chuối hột rừng

 Thân cây chuối hột rừng dùng làm rau sống hoặc nấu ăn là những cây chưa trổ buồng, bóc bớt phần vỏ, chỉ dùng phần thân trắng mềm bên trong.

 Trong trường hợp người đi rừng khát nước, có thể ăn sống phần lõi cây hoặc giã nát lấy nước giải khát rất hữu hiệu. 

- Trị đau nhức răng: thân chuối hột còn non, cắt đoạn nướng chín rồi ếp lấy nước ngậm với ít muối biển.

- Cầm máu vết thương: dùng lõi cây chuối hột rừng đập dập, đắp trực tiếp vào vết thương.

- Hỗ trợ ổn định đường huyết: chọn cây chuối nào bắp hoa đang nhú, cắt nang cây cách mặt đất 20-30cm, khoét một lỗ rỗng to giữa thân cây, để một đêm sáng hôm sau ra lấy phần nước trong lỗ đó uống, dùng thường xuyên giúp ổn định đường huyết rất hiệu quả.

6. Củ chuối hột rừng

- Thân và củ cây chuối hột đem om với cá lóc hoặc lươn đồng là món ăn bồi bổ dinh dưỡng rất tốt.

- Trị cảm, sốt cao, háo khát, mê sảng: củ chuối hột rừng đem cạo bỏ phần ngoài, rửa sạch, cắt lát rồi đem giã nát ép lấy nước uống.

- Trị ho ra máu: củ chuối hột rừng phối hợp với cây tầm gửi cây dâu, rễ cỏ tranh, thài lài tía, mỗi thứ 12 gam thái nhỏ sắc với 400ml còn 100ml lấy nước uống 2 lần trong ngày. 

- Trị kiết lị ra máu: củ chuối hột rừng đem phối hợp với củ xả, tầm gửi cây táo hoặc vỏ cây táo, mỗi thứ 4 gam đem sao vàng, sắc nước uống.

- Trị tim hồi hộp, hay mơ: củ chuối hột 20 gam đem hấp cách thủy với 200-300 gam tim heo.

- Hỗ trợ ổn định đường huyết: đào lấy củ cây chuối hột , rửa sạch giã ép láy nước uống, dùng thường xuyên và lâu dài giúp hỗ trợ ổn định đường huyết rất hiệu quả.

- An thai: Đồng Bào Thái ở Tây Bắc dùng củ chuối hột và rễ cây móc mỗi thứ 10-12 gam sắc thuốc uống.

Xem thêm Chuối hột rừng

 

Nguồn: Bộ y tế cổng thông tin điện tử 

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: 038 753 4546

Fanpage: Hạt Dinh Dưỡng Tây Nguyên

Email: hatdinhduongtaynguyenogn@gmai.com

Website: hatdinhduongtaynguyen.com

 

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

zalo
0876 21 8668